Đá Phạt Gián Tiếp Là Gì? Các Quy Luật Và Lỗi Vi Phạm Bóng Đá

Đá phạt gián tiếp là gì và các quy luật trong cú sút phạt này như thế nào hiện đang là thắc mắc của đại đa số newbie vừa mới tìm hiểu về bộ môn bóng đá. Đây không chỉ là cơ hội để các đội tuyển ghi bàn thắng, mà còn có thể xử lý nghiêm khắc tình huống cầu thủ chơi xấu, phạm lỗi. Nếu bạn còn đang mơ hồ về những thông tin này thì đọc bài viết từ thể thao 123B ngay.

Đá phạt gián tiếp là gì?

Trong các trận đấu so tài trên sân cỏ, không khó để anh em bắt gặp những lỗi vi phạm của cầu thủ. Tại trường hợp này, trọng tài sẽ đưa tay lên cao và giữ nguyên tư thế, đây là hành động báo hiệu đội phải thực hiện một cú sút phạt gián tiếp.

Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là một hình thức trao quyền sút phạt trong trận đấu bóng đá. Đồng thời là cơ hội chiến thắng cho đội này nhưng cũng lại là thất bại cho đội kia. Tương tự như các kiểu đá phạt khác, pha sút phạt gián tiếp sẽ được ghi nhận khi xuất hiện các tình huống phạm lỗi.

Bên cạnh đó, phạt gián tiếp có thể được thực hiện ở bất kỳ vị trí nào trên sân. Lúc này, trọng tài sẽ hạ tay khi cầu thủ hoàn thành xong cú đá và khi bóng chạm vào cầu thủ khác, hoặc vào thời điểm bóng vượt qua các đường giới hạn của sân thi đấu.

Nếu như pha ghi bàn trong cú đá phạt trực tiếp được ghi nhận, thì trong kiểu phạt gián tiếp, bàn thắng này chỉ được công nhận khi quả bóng chạm vào một cầu thủ khác trước khi làm thủng lưới.

Ngoài ra, đá phạt gián tiếp trong vòng cấm sẽ xảy ra nếu cầu thủ cố ý chuyền bóng cho thủ môn bên đội mình nhưng thủ môn lại dùng tay để bắt bóng. Tại trường hợp này, đội đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp ngay trong vùng cấm địa.

Đá phạt gián tiếp là gì?
Đá phạt gián tiếp là gì?

Tổng hợp tất tần tật các lỗi bị phạt gián tiếp

Được biết, đây là các lỗi mang tính ít nghiêm trọng hơn so với sút phạt trực tiếp. Trọng tài sẽ xác định những cú đá phạt này dựa vào những quy tắc rõ ràng trong Luật bóng đá. Vậy khi nào thì được đá phạt gián tiếp? Cụ thể như sau:

Đối với thủ môn

Thủ môn cũng sẽ bị trọng tài thổi còi trao quyền sút phạt gián tiếp cho đội đối thủ nếu phạm phải các lỗi dưới đây:

  • Thời gian giữ bóng trong tay đã vượt quá 6 giây nhưng vẫn không đưa bóng vào cuộc.
  • Dùng tay chạm hoặc bắt bóng ngay sau khi bóng được đưa vào nhưng chưa chạm bất kỳ cầu thủ nào.
  • Khi đồng đội cố tình chuyền bóng về bằng chân nhưng thủ môn lại chạm hoặc bắt bóng bằng tay.
  • Dùng tay để chạm hoặc bắt quả bóng được ném từ biên về bởi đồng đội.
  • Phải thực hiện phạt gián tiếp khi bên đối thủ có ý định cướp bóng nhưng thủ môn chỉ chạm vào bóng chứ không bắt lại một cách dứt khoát.

Đối với cầu thủ

Nếu không muốn đội nhà phải chịu những pha sút phạt gián tiếp thì cầu thủ không được vi phạm các lỗi sau:

  • Rơi vào tư thế việt vị.
  • Tham gia đá bóng một cách nguy hiểm.
  • Có hành động ngăn cản đường tiến bên đội đối phương.
  • Khi cầu thủ có hành vi ngăn cản thủ môn đưa bóng vào trận.
  • Đá hoặc có ý định đá vào bóng khi thủ môn bên đội đối phương đang đưa bóng vào cuộc.
  • Cầu thủ thực hiện đá phạt 11m chạm vào bóng lần thứ hai trong khi chưa có cầu thủ nào khác chạm vào bóng.
  • Có những cử chỉ, lời lẽ mang tính xúc phạm tới các cầu thủ cũng như trọng tài.

Luật đá phạt gián tiếp mới nhất hiện nay

Sau khi nắm rõ cách xác định lỗi xử lý đá phạt thì bạn còn cần phải đi sâu hơn vào luật sút phạt gián tiếp. Về phía các cầu thủ, để cải thiện tỷ lệ ghi bàn thì phải biết đặt bóng đúng vị trí cũng như thực hiện cú sút đúng luật.

Vị trí đá phạt

Cầu thủ có thể thực hiện cú sút phạt ở ngay vị trí phạm lỗi. Nhưng tại trường hợp lỗi nằm trong khu vực cấm địa của đội còn lại, tức đội được hưởng quả đá phạt thì lúc này, pha sút bóng sẽ được thực hiện tại bất kỳ vị trí nào trong khu vực cấm địa.

Ngoài ra, bóng phải được đặt yên trước khi đá. Các cầu thủ bên đội nhận quả phạt bắt buộc phải đứng cách xa bóng tối thiểu là 9.15m trở lên. Đồng thời là đứng ngoài vòng cấm nếu cú sút phạt được thực hiện trong khu vực cấm địa. 

Tuy nhiên, cầu thủ đối phương cũng có thể đứng gần hơn 9.15m so với vị trí thực hiện sút phạt với điều kiện phải đứng trên vạch giữa 2 cột dọc của cầu môn. 

Vị trí đá phạt của hình thức đá phạt gián tiếp
Vị trí đá phạt của hình thức đá phạt gián tiếp

Quy định bóng đi vào khung thành

Một số quy định công nhận bàn thắng khi bóng đi vào khung thành như sau:

  • Luật đá phạt gián tiếp sân 5 cũng tương tự như các loại sân khác. Trong đó, bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng chạm vào ít nhất một cầu thủ nữa trong đội trước khi thành công phá lưới.
  • Trường hợp bóng không vào khung thành, thay vào đó bị cản lại bởi các cầu thủ đội bạn rồi bật ra hết đường giới hạn sân thì lúc này được hưởng một quả đá phạt góc.
  • Nếu bóng đi thẳng vào khung thành và không chạm vào bất kỳ cầu thủ nào thì bàn thắng lúc này không được công nhận.

Cách đá phạt gián tiếp trong bóng đá như thế nào?

Kiến thức quan trọng liên quan đến cú sút phạt gián tiếp mà anh em không được bỏ qua còn là cách đá chuẩn. Đọc ngay hạng mục tiếp theo để có thêm thông tin.

Đá phạt bên ngoài vòng cấm địa

Thông thường, các cú đá phạt gián tiếp sân 7 và nhiều loại sân thi đấu khác sẽ được thực hiện bên ngoài vòng cấm. Với những pha sút bóng này, cầu thủ thường lựa chọn tình huống treo bóng cho đồng đội băng xuống bởi khoảng cách từ đây đến khung thành tương đối xa. Lúc này, đồng đội sẽ nhận bóng và tiếp tục chuyền hoặc sút thẳng vào cầu môn. 

Sút phạt trong vòng cấm địa

Tại trường hợp đá phạt trong vòng cấm địa thì mỗi đội phải có 2 cầu thủ tham gia. Trong đó, một người phải đảm bảo có kỹ thuật sút phạt tốt, đồng thời là đủ độ nhanh nhạy để thực hiện chuyền bóng đến đồng đội sao cho đối thủ không thể cản phá.

Cầu thủ đá phạt còn lại sẽ đảm nhiệm vai trò sút bóng vào khung thành đối phương. Lúc này, đội bạn sẽ tạo một hàng thủ đặt làm hàng rào với đội hình 10 người. Bên cạnh đó, thủ môn được đứng ở vị trí thuận lợi nhất để tiện cho các pha đón bóng. Vậy nên, đòi hỏi cầu thủ thực hiện sút phạt phải có khả năng dứt điểm tốt để đánh phá bức tường phòng ngự chắc chắn này.

Hướng dẫn một số kỹ thuật sút phạt hiệu quả

Chia sẽ một số kỹ thuật sút phạt
Chia sẽ một số kỹ thuật sút phạt

Thực chất thì có rất nhiều kỹ thuật đá phạt cải thiện khả năng giành thắng lợi. Nhưng cách sút tiêu biểu nhất mà anh em có thể tham khảo như sau:

  • Sử dụng mạnh hết cỡ sức lực ở mu bàn chân để đá bóng vào khung thành. Đây là một kiểu sút quen thuộc được rất nhiều ngôi sao bóng đá ưa chuộng.
  • Cách đá phạt tiếp theo là sử dụng lòng trong bàn chân, đồng thời là đưa bóng đi liệng nhằm đánh lừa hậu vệ cũng như thủ môn bên đội đối phương. 
  • Kỹ thuật đá phạt cuối cùng là sút bóng nhẹ nhưng phải biết cách xoáy bóng để hậu vệ và cả thủ môn không thể xác định được đường đi của bóng.

Nhà cái 123b vừa mới chia sẻ đến anh em tất tần tật các quy luật trong đá phạt gián tiếp. Cú đá này góp phần không nhỏ trong việc giúp trận đấu trở nên hấp dẫn và kịch tính hơn bao giờ hết. Và hy vọng rằng bài viết trên đã mang lại được nhiều thông tin hữu ích cho giới đam mê bóng đá.

Bài viết liên quan: Soi kèo phạt góc và hé lộ phương pháp chơi hiệu quả